Tuesday, November 25, 2014

Nợ 6.000 đồng, trả lãi hơn 75 triệu!

Hôm nay lên facebook, cộng đồng đang share một bài viết mà tôi thấy khá hài "nợ 6000 trả lãi hơn 75 triệu"

Bài báo từ Báo Dân Trí: http://dantri.com.vn/kinh-doanh/no-6000-dong-tra-lai-hon-75-trieu-571416.htm

Ngày 16/2/2012, 20 hộ dân phường Đại Nài (TP. Hà Tĩnh) nhận được giấy đòi nợ quá hạn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh. Điều đáng ngạc nhiên là những khoản nợ gốc rất nhỏ nhưng lãi thì rất lớn.

Anh Nguyễn Huy Thủy (phường Đại Nài) nhận được thông báo: "Ngày 4/1/1997, ông có vay ngân hàng 7 triệu đồng. Dư nợ đến ngày 16/2/2012 là 1.000 đồng. Số tiền lãi quá hạn là 47,88 triệu đồng". Anh Thủy kể: Năm 1996, gia đình tôi cắm sổ đỏ miếng đất sát ngay quốc lộc 1A vay 40 triệu đồng ở Ngân hàng NN&PTNN TP Hà Tĩnh. Năm 1997 tôi có vay thêm 7 triệu đồng nữa. Đến năm 2002 tôi đã trả xong cả số tiền gốc và lãi. Trong "Sổ theo dõi cho vay, thu nợ" của gia đình anh ở mục "Số tiền vay - Trả nợ", ngân hàng ghi: Trả 46,999,000 đồng. Còn ở mục "Dư nợ" ghi: 1000 đồng. Từ năm 2002, sau khi gia đình anh Thủy trả xong nợ phía ngân hàng không hề có bất cứ thông báo gì về khoản vay này nữa nhưng ngày 16/2 vừa qua anh nhận được thông báo như trên.

Còn bà Uông Thị Liên (phường Đại Nài) nhận được giấy thông báo đòi nợ quá hạn có nội dung: Ngày 14/6/1995, bà có vay Ngân hàng NN&PNN Hà Tĩnh số tiền là 100 triệu đồng. Dư nợ đến ngày 16/2/2012 là 6.000 đồng. Số tiền trên đã quá hạn lâu ngày để thu hồi vốn cho Nhà nước Ngân hàng NN&PTNN TP. Hà Tĩnh - phòng Giao dịch số 4 yêu cầu bà mang số tiền gốc là 6.000 đồng và tiền lãi quá hạn là 75,67 triệu đồng đến tại số 504 đường Hà Huy Tập - TP. Hà Tĩnh để thanh toán trước ngày 26/2/2012.Đặc biệt, ở những dòng chữ cuối của tờ giấy đòi nợ quá hạn này được phòng Giao dịch số 4 cho in đậm và gạch chân với nội dung: "Nếu hết ngày nói trên mà bà không trả nợ thì ngân hàng Ngân hàng sẽ kết hợp với các cơ quan chức năng khác trên địa bàn thực hiện các biện pháp để thu hồi nợ theo luật định. Mọi chi phí thu hồi nợ bà phải chịu" Bà Liên cho biết: Năm 1995, gia đình tôi có vay ngân hàng 100 triệu nhưng sau đó đã trả xong. Từ đó đến này đã hơn 10 năm trôi qua nhưng phía ngân hàng không hề có thông báo gì về số nợ đó nữa mà hồ sơ về khoản vay này tôi cũng không còn lưu giữ nên khi nhận được tờ giấy này gia đình tôi như bị chết đứng.


Bà Trịnh Thị Nguyệt - Giám đốc Ngân hàng NN&PTNT TP. Hà Tĩnh cho biết: Sở dĩ ngân hàng phát giấy thông báo nợ quá hạn đối với một số hộ dân ở phường Đại Nài là bởi từ năm 1996 đến năm 1997 các hộ này có vay tiền ở Ngân hàng NN&PTNT TP Hà Tĩnh. Tuy nhiên, sau đó các hộ này gặp khó khăn nên rơi vào cảnh không có khả năng trả cả gốc và lãi. Sau một thời gian vượt qua khó khăn, từ năm 2001 đến 2006 các hộ này đã có khả năng trả được một phần nợ.Để tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ này, phía ngân hàng đã thu phần lớn nợ gốc (chỉ trừ lại một phần rất nhỏ từ 1000 đồng đến 6000 đồng) và một phần lãi rất ít, tùy theo hoàn cảnh từng gia đình. Khi thu được số tiền này ngân hàng đã trả lại tài sản mà họ đã thế chấp. Ngày 16/2/2012, ngân hàng gửi giấy thông báo đòi nợ là nhằm mục đích phối hợp với các hộ này tiếp tục thu hồi số nợ lãi còn tồn đọng trong nhiều năm qua".

Bà Nguyệt giải thích thêm: Trường hợp của bà Uông Thị Liên, năm 1997 có vay ngân hàng 100 triệu đến thời điểm trả nợ cuối cùng vào năm 2001 thì số nợ gốc của bà còn thiếu là 6000 đồng và lãi còn tồn đọng thiếu là 75,6 triệu đồng. Còn trường hợp của ông Nguyễn Huy Thủy, năm 1996 và 1997 có vay ngân hàng tổng cộng là 47 triệu đồng, đến thời điểm trả nợ cuối cùng vào năm 2002 thì số nợ gốc mà ông còn thiếu là 1000 đồng và lãi còn tồn đọng thiếu là 47 triệu đồng.

Theo Minh Hưng

Thế nhưng những ngày trước: Báo có đưa tin vụ 
270 đồng cách đây 31 năm giờ vốn lẫn lãi được 4385 đồng

Cùng hiểu rõ hơn về giá trị thực về số tiền gửi ngân hàng của bà Lê Thị Bích Thủy.

Như đã đưa tin , bà Lê Thị Bích Thủy mới đây đã được đại diện Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank) thông báo trả cả gốc lẫn lãi số tiền bà gửi từ năm 1983. Cụ thể, tính tới ngày 30/11/2014, cả gốc lẫn lãi, bà Thủy sẽ nhận được 4.385 đồng.

Câu chuyện này khiến rất nhiều người băn khoăn bởi sự kì lạ của nó. Lật lại quá khứ, năm 1983, bà Thủy gửi tiết kiệm số tiền 270 đồng và Quỹ tiết kiệm chi nhánh Bà Chiểu ở TP. Hồ Chí Minh.

270 đồng cách đây 31 năm giờ vốn lẫn lãi được 4385 đồng


Theo một vài tài liệu, số tiền này vào thời điểm đó có thể mua được khoảng 2 chỉ vàng (giá vàng chỉ khoảng 110-130 đồng/chỉ). Trong khi ấy, hiện nay giá vàng đã tăng lên cao, khoảng hơn 3,5 triệu đồng/chỉ.

Như vậy, nhiều ý kiến cho rằng số tiền gốc bà Thủy nhận được phải tương đương với giá trị vàng vào thời điểm bà đem tiền đi gửi. Điều đó có nghĩa, bà Thủy có thể nhận được gần 10 triệu đồng tiền gốc (chưa tính lãi). Số tiền này gấp hơn 2.000 lần con số 4.385 đồng bà Thủy được nhận.

Ngược dòng lịch sử, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một chút về giá trị thực của số tiền bà Thủy đem gửi tiết kiệm.

Thời đó, giá trị của một cốc bia hơi chỉ vào khoảng 3 hào/cốc. Như vậy, với số tiền 270 đồng bà Thủy gửi tiết kiệm, chúng ta có thể mua được 900 cốc bia hơi. (1 đồng tương đương với 10 hào).

270 đồng cách đây 31 năm giờ vốn lẫn lãi được 4385 đồng


Thêm nữa, trong suốt thời kì bao cấp, giá gạo hầu như không thay đổi, dao động ở mức 4 hào/kg. Điều đó đồng nghĩa bà Thủy có thể mua được 675 cân gạo, tương đương tiêu chuẩn của 52 cán bộ đi làm vào thời đó (13kg/người/tháng).

270 đồng cách đây 31 năm giờ vốn lẫn lãi được 4385 đồng


Thậm chí, mỗi ngày một binh sĩ bộ đội chỉ được phụ cấp 6,8 hào tiền ăn. Như vậy, bà Thủy có thể nuôi được 397 chiến sĩ một ngày với số tiền bà đã đem gửi tiết kiệm.

270 đồng cách đây 31 năm giờ vốn lẫn lãi được 4385 đồng


Đặc biệt, số tiền của bà Thủy hoàn toàn có thể đưa bà lên đẳng cấp... đại gia thời đó. Với 270 đồng, bà có thể mua được khoảng 3 mũ cối là 1 trong những hàng hiệu thời bao cấp (80 đồng/mũ) hoặc một chiếc quần bò Thái Lan (2 chỉ vàng/quần).
270 đồng cách đây 31 năm giờ vốn lẫn lãi được 4385 đồng

Không khó để bà Thủy sắm cho mình những chiếc quần bò Thái Lan cực xịn với 270 đồng

Ngoài ra, bà Thủy cũng sẽ mua được 2 chiếc đồng hồ Seiko (giá thời đó là khoảng 1 chỉ vàng/chiếc). Đây là loại đồng hồ được mệnh danh là phương tiện "tán gái" nổi tiếng tới mức có câu ca rằng:
“Một yêu anh có Seiko
Hai yêu anh có Peugeot cá vàng”.
270 đồng cách đây 31 năm giờ vốn lẫn lãi được 4385 đồng


Seiko 5 - chiếc đồng hồ làm mưa làm gió thời kì bao cấp dễ dàng thuộc sở hữu của bà Thủy

Rõ ràng, số tiền 270 đồng vào thời bao cấp thực sự là một con số khổng lồ đối với người dân thời đó. Tuy nhiên, giá trị hiện nay của số tiền này thì hoàn toàn không đáng kể. Ngay cả một chiếc kẹo cao su vào thời điểm này cũng đã có giá từ 500 - 1.000 đồng.

270 đồng cách đây 31 năm giờ vốn lẫn lãi được 4385 đồng

Sổ tiết kiệm từ khoảng năm 1980. (ảnh minh họa).

Theo một số chuyên viên ngân hàng, số tiền bà Thủy gửi không có kì hạn nên theo đúng quy định nên theo quy định về lãi suất tiền gửi không kì hạn không quá 1%/ năm (hiện nay là 0,8% đối với VietinBank), số tiền của bà Thủy đã bị mất giá đi rất nhiều và chỉ còn 4.385 đồng.

Ở thời điểm hiện tại, công thức tính lãi suất của của các ngân hàng đang áp dụng là:


{(Số tiền gốc x lãi suất) : 360 hoặc 365 ngày} x số ngày thực tế mà người gửi muốn gửi.

------------ // ---------------

Bạn thấy gì qua hai thông tin trên. Một ngân hàng nợ 270 đồng 31 năm sau trả gốc lẫn lãi 4385đồng. Một người nợ 6000 sau 15 năm tiền lãi là hơn 75 triệu.
Đúng là một chuyện khôi hài trong giới ngân hàng

Location: 127 Hoàng Hoa Thám, 13, Tân Bình, Hồ Chí Minh, Việt Nam

0 comments:

Post a Comment