Wednesday, November 26, 2014

CSGT hành xử kiểu côn đồ

Cảnh sát giao thông này có thể đã là đảng viên rồi. Tờ báo chính thống của Đảng đã lên tiếng về đạo đức của cảnh sát giao thông này, không biết anh ta có bị kỹ luật gì không? hay chỉ phủi đít cho qua, một hành vi làm xấu mặt đảng ta. Rứa mà cứ để dửng dưng, riêng tôi, cũng cũng không thích hình ảnh cảnh sát giao thông họ đã làm mất đi vẻ đẹp của chính mình bở dung túng cho những kẻ côn đồ.

Mời bạn đọc bài báo sáng ngày 27 tháng 11 năm 2014 trên tờ Sài Gòn Giải Phóng

Lúc gần 11 giờ, trưa 26-11, từ đường Nguyễn Văn Linh khi quẹo vào đường nhánh dưới dạ cầu vượt Nguyễn Văn Linh (cầu vượt lên cầu Phú Mỹ) để ra đường về Khu chế xuất Tân Thuận, tôi bị thượng úy cảnh sát giao thông (CSGT) P.T. Thành (số hiệu…729) và một thượng úy khác (tôi không đọc được tên vì bảng tên úp ngược) cùng xe mô tô đặc chủng biển số … 000.96 đang trực tại đây ra hiệu lệnh dừng xe tôi.
Khi tôi tấp xe vào lề xuống xe để hỏi mình vi phạm lỗi gì thì thượng úy P.T. Thành cho biết “không bật đèn xi nhan”. Tôi dẫn chứng cho anh CSGT này là tôi có bật đèn xi nhan. Anh này vừa phì phèo thuốc lá vừa nói: “Tao không biết, tao không thấy là tao thổi”. Tôi chứng minh cho anh CSGT là xi nhan phía bên trái xe của tôi vẫn còn nóng hơn nhiều so với bên phải. Lúc này anh ta vẫn hút thuốc và hỏi tôi “giờ muốn gì?” mà không yêu cầu tôi lấy giấy tờ xe ra kiểm tra. Tôi trả lời tôi không sai gì cả và yêu cầu anh không vừa hút thuốc vừa nói chuyện cũng như nhắc nhở anh cảnh sát thực hiện đúng điều lệnh, nên ăn nói lịch sự và chào người đi đường bị yêu cầu dừng xe.
Đến lúc này thì thượng úy Thành văng tục: “Đ. mẹ mày, mày là ai, là thằng nào mà dám yêu cầu tao. Tao cứ hút thuốc. Tao không chào, mày ngon thì mày kiện. Mày có tin là tao cho người xử mày không?”. Nói xong, anh này lấy điện thoại ra gọi cho ai đó và nói rằng: “Tụi mày lại đây xử thằng này cho tao?”. Tôi đưa máy điện thoại ra và nói sẽ ghi âm và báo cáo với cấp trên của anh. Lúc này anh ta nói: “Để coi mày có làm được không đã. Còn tao đ. sợ thằng nào cả. Mày tưởng mày bộ đội là ngon hả, Quân khu 7 tao còn chẳng sợ nữa là… (anh này thấy tôi đội nón bảo hiểm màu xanh kiểu quân đội nên tưởng là bộ đội - PV)”. Khi thấy tôi ghi âm và nói sẽ báo với lãnh đạo cấp trên, anh thượng úy còn lại bảo tôi đi đi và hỏi làm ở đâu cũng như thông cảm cho “sếp” của anh. Tôi nói rằng, tôi là người dân bình thường tham gia giao thông, nếu tôi sai các anh có thể phạt chứ tôi không chấp nhận cách làm việc của các anh. Lúc tôi lên xe đi, thượng úy Thành còn nói: “Mày ngon thì ở lại, người của tao sắp tới xử mày đó”.
Điều đáng nói là khi PV Báo SGGP liên hệ qua điện thoại với Đội trưởng Đội CSGT Nam Sài Gòn Đặng Minh Hiếu để phản ánh nội dung trên và yêu cầu xác minh thì ông Hiếu nói rằng, không làm việc và tiếp nhận phản ánh qua điện thoại. Khi được xin hẹn làm việc trực tiếp, ông Hiếu nói: “Có gì cứ liên hệ, phản ánh với phòng, chỗ anh Trà (Thượng tá Trần Thanh Trà, Trưởng phòng CSGT đường bộ - đường sắt (PC67) Công an TPHCM, đơn vị quản lý Đội CSGT Nam Sài Gòn - PV).
Thiết nghĩ, gần đây lãnh đạo PC67 luôn cầu thị, khuyến khích người dân, cơ quan báo đài cung cấp thông tin, chứng cứ liên quan đến những hành vi sai phạm của cán bộ CSGT. Trường hợp này cũng cần được xác minh và xử lý kiên quyết các cán bộ sai phạm và phản hồi cho người dân biết.
XUÂN LÂM
Nguồn từ Sài Gòn Giải Phóng nhé: http://www.sggp.org.vn/nhipcaubandoc/ykien/2014/11/368203

Tuesday, November 25, 2014

Nợ 6.000 đồng, trả lãi hơn 75 triệu!

Hôm nay lên facebook, cộng đồng đang share một bài viết mà tôi thấy khá hài "nợ 6000 trả lãi hơn 75 triệu"

Bài báo từ Báo Dân Trí: http://dantri.com.vn/kinh-doanh/no-6000-dong-tra-lai-hon-75-trieu-571416.htm

Ngày 16/2/2012, 20 hộ dân phường Đại Nài (TP. Hà Tĩnh) nhận được giấy đòi nợ quá hạn của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh. Điều đáng ngạc nhiên là những khoản nợ gốc rất nhỏ nhưng lãi thì rất lớn.

Anh Nguyễn Huy Thủy (phường Đại Nài) nhận được thông báo: "Ngày 4/1/1997, ông có vay ngân hàng 7 triệu đồng. Dư nợ đến ngày 16/2/2012 là 1.000 đồng. Số tiền lãi quá hạn là 47,88 triệu đồng". Anh Thủy kể: Năm 1996, gia đình tôi cắm sổ đỏ miếng đất sát ngay quốc lộc 1A vay 40 triệu đồng ở Ngân hàng NN&PTNN TP Hà Tĩnh. Năm 1997 tôi có vay thêm 7 triệu đồng nữa. Đến năm 2002 tôi đã trả xong cả số tiền gốc và lãi. Trong "Sổ theo dõi cho vay, thu nợ" của gia đình anh ở mục "Số tiền vay - Trả nợ", ngân hàng ghi: Trả 46,999,000 đồng. Còn ở mục "Dư nợ" ghi: 1000 đồng. Từ năm 2002, sau khi gia đình anh Thủy trả xong nợ phía ngân hàng không hề có bất cứ thông báo gì về khoản vay này nữa nhưng ngày 16/2 vừa qua anh nhận được thông báo như trên.

Còn bà Uông Thị Liên (phường Đại Nài) nhận được giấy thông báo đòi nợ quá hạn có nội dung: Ngày 14/6/1995, bà có vay Ngân hàng NN&PNN Hà Tĩnh số tiền là 100 triệu đồng. Dư nợ đến ngày 16/2/2012 là 6.000 đồng. Số tiền trên đã quá hạn lâu ngày để thu hồi vốn cho Nhà nước Ngân hàng NN&PTNN TP. Hà Tĩnh - phòng Giao dịch số 4 yêu cầu bà mang số tiền gốc là 6.000 đồng và tiền lãi quá hạn là 75,67 triệu đồng đến tại số 504 đường Hà Huy Tập - TP. Hà Tĩnh để thanh toán trước ngày 26/2/2012.Đặc biệt, ở những dòng chữ cuối của tờ giấy đòi nợ quá hạn này được phòng Giao dịch số 4 cho in đậm và gạch chân với nội dung: "Nếu hết ngày nói trên mà bà không trả nợ thì ngân hàng Ngân hàng sẽ kết hợp với các cơ quan chức năng khác trên địa bàn thực hiện các biện pháp để thu hồi nợ theo luật định. Mọi chi phí thu hồi nợ bà phải chịu" Bà Liên cho biết: Năm 1995, gia đình tôi có vay ngân hàng 100 triệu nhưng sau đó đã trả xong. Từ đó đến này đã hơn 10 năm trôi qua nhưng phía ngân hàng không hề có thông báo gì về số nợ đó nữa mà hồ sơ về khoản vay này tôi cũng không còn lưu giữ nên khi nhận được tờ giấy này gia đình tôi như bị chết đứng.


Bà Trịnh Thị Nguyệt - Giám đốc Ngân hàng NN&PTNT TP. Hà Tĩnh cho biết: Sở dĩ ngân hàng phát giấy thông báo nợ quá hạn đối với một số hộ dân ở phường Đại Nài là bởi từ năm 1996 đến năm 1997 các hộ này có vay tiền ở Ngân hàng NN&PTNT TP Hà Tĩnh. Tuy nhiên, sau đó các hộ này gặp khó khăn nên rơi vào cảnh không có khả năng trả cả gốc và lãi. Sau một thời gian vượt qua khó khăn, từ năm 2001 đến 2006 các hộ này đã có khả năng trả được một phần nợ.Để tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ này, phía ngân hàng đã thu phần lớn nợ gốc (chỉ trừ lại một phần rất nhỏ từ 1000 đồng đến 6000 đồng) và một phần lãi rất ít, tùy theo hoàn cảnh từng gia đình. Khi thu được số tiền này ngân hàng đã trả lại tài sản mà họ đã thế chấp. Ngày 16/2/2012, ngân hàng gửi giấy thông báo đòi nợ là nhằm mục đích phối hợp với các hộ này tiếp tục thu hồi số nợ lãi còn tồn đọng trong nhiều năm qua".

Bà Nguyệt giải thích thêm: Trường hợp của bà Uông Thị Liên, năm 1997 có vay ngân hàng 100 triệu đến thời điểm trả nợ cuối cùng vào năm 2001 thì số nợ gốc của bà còn thiếu là 6000 đồng và lãi còn tồn đọng thiếu là 75,6 triệu đồng. Còn trường hợp của ông Nguyễn Huy Thủy, năm 1996 và 1997 có vay ngân hàng tổng cộng là 47 triệu đồng, đến thời điểm trả nợ cuối cùng vào năm 2002 thì số nợ gốc mà ông còn thiếu là 1000 đồng và lãi còn tồn đọng thiếu là 47 triệu đồng.

Theo Minh Hưng

Thế nhưng những ngày trước: Báo có đưa tin vụ 
270 đồng cách đây 31 năm giờ vốn lẫn lãi được 4385 đồng

Cùng hiểu rõ hơn về giá trị thực về số tiền gửi ngân hàng của bà Lê Thị Bích Thủy.

Như đã đưa tin , bà Lê Thị Bích Thủy mới đây đã được đại diện Ngân hàng Công thương Việt Nam (VietinBank) thông báo trả cả gốc lẫn lãi số tiền bà gửi từ năm 1983. Cụ thể, tính tới ngày 30/11/2014, cả gốc lẫn lãi, bà Thủy sẽ nhận được 4.385 đồng.

Câu chuyện này khiến rất nhiều người băn khoăn bởi sự kì lạ của nó. Lật lại quá khứ, năm 1983, bà Thủy gửi tiết kiệm số tiền 270 đồng và Quỹ tiết kiệm chi nhánh Bà Chiểu ở TP. Hồ Chí Minh.

270 đồng cách đây 31 năm giờ vốn lẫn lãi được 4385 đồng


Theo một vài tài liệu, số tiền này vào thời điểm đó có thể mua được khoảng 2 chỉ vàng (giá vàng chỉ khoảng 110-130 đồng/chỉ). Trong khi ấy, hiện nay giá vàng đã tăng lên cao, khoảng hơn 3,5 triệu đồng/chỉ.

Như vậy, nhiều ý kiến cho rằng số tiền gốc bà Thủy nhận được phải tương đương với giá trị vàng vào thời điểm bà đem tiền đi gửi. Điều đó có nghĩa, bà Thủy có thể nhận được gần 10 triệu đồng tiền gốc (chưa tính lãi). Số tiền này gấp hơn 2.000 lần con số 4.385 đồng bà Thủy được nhận.

Ngược dòng lịch sử, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một chút về giá trị thực của số tiền bà Thủy đem gửi tiết kiệm.

Thời đó, giá trị của một cốc bia hơi chỉ vào khoảng 3 hào/cốc. Như vậy, với số tiền 270 đồng bà Thủy gửi tiết kiệm, chúng ta có thể mua được 900 cốc bia hơi. (1 đồng tương đương với 10 hào).

270 đồng cách đây 31 năm giờ vốn lẫn lãi được 4385 đồng


Thêm nữa, trong suốt thời kì bao cấp, giá gạo hầu như không thay đổi, dao động ở mức 4 hào/kg. Điều đó đồng nghĩa bà Thủy có thể mua được 675 cân gạo, tương đương tiêu chuẩn của 52 cán bộ đi làm vào thời đó (13kg/người/tháng).

270 đồng cách đây 31 năm giờ vốn lẫn lãi được 4385 đồng


Thậm chí, mỗi ngày một binh sĩ bộ đội chỉ được phụ cấp 6,8 hào tiền ăn. Như vậy, bà Thủy có thể nuôi được 397 chiến sĩ một ngày với số tiền bà đã đem gửi tiết kiệm.

270 đồng cách đây 31 năm giờ vốn lẫn lãi được 4385 đồng


Đặc biệt, số tiền của bà Thủy hoàn toàn có thể đưa bà lên đẳng cấp... đại gia thời đó. Với 270 đồng, bà có thể mua được khoảng 3 mũ cối là 1 trong những hàng hiệu thời bao cấp (80 đồng/mũ) hoặc một chiếc quần bò Thái Lan (2 chỉ vàng/quần).
270 đồng cách đây 31 năm giờ vốn lẫn lãi được 4385 đồng

Không khó để bà Thủy sắm cho mình những chiếc quần bò Thái Lan cực xịn với 270 đồng

Ngoài ra, bà Thủy cũng sẽ mua được 2 chiếc đồng hồ Seiko (giá thời đó là khoảng 1 chỉ vàng/chiếc). Đây là loại đồng hồ được mệnh danh là phương tiện "tán gái" nổi tiếng tới mức có câu ca rằng:
“Một yêu anh có Seiko
Hai yêu anh có Peugeot cá vàng”.
270 đồng cách đây 31 năm giờ vốn lẫn lãi được 4385 đồng


Seiko 5 - chiếc đồng hồ làm mưa làm gió thời kì bao cấp dễ dàng thuộc sở hữu của bà Thủy

Rõ ràng, số tiền 270 đồng vào thời bao cấp thực sự là một con số khổng lồ đối với người dân thời đó. Tuy nhiên, giá trị hiện nay của số tiền này thì hoàn toàn không đáng kể. Ngay cả một chiếc kẹo cao su vào thời điểm này cũng đã có giá từ 500 - 1.000 đồng.

270 đồng cách đây 31 năm giờ vốn lẫn lãi được 4385 đồng

Sổ tiết kiệm từ khoảng năm 1980. (ảnh minh họa).

Theo một số chuyên viên ngân hàng, số tiền bà Thủy gửi không có kì hạn nên theo đúng quy định nên theo quy định về lãi suất tiền gửi không kì hạn không quá 1%/ năm (hiện nay là 0,8% đối với VietinBank), số tiền của bà Thủy đã bị mất giá đi rất nhiều và chỉ còn 4.385 đồng.

Ở thời điểm hiện tại, công thức tính lãi suất của của các ngân hàng đang áp dụng là:


{(Số tiền gốc x lãi suất) : 360 hoặc 365 ngày} x số ngày thực tế mà người gửi muốn gửi.

------------ // ---------------

Bạn thấy gì qua hai thông tin trên. Một ngân hàng nợ 270 đồng 31 năm sau trả gốc lẫn lãi 4385đồng. Một người nợ 6000 sau 15 năm tiền lãi là hơn 75 triệu.
Đúng là một chuyện khôi hài trong giới ngân hàng

Sunday, November 23, 2014

Ở hai phía phong bì

Ngày 20/11, chủ đề mà nhiều người sẽ bàn đến nhất, có lẽ vẫn là cái phong bì. “Mâu thuẫn phong bì” được thể hiện trong nghề giáo rất rõ ràng.
Thực ra, một đợt “tri ân” của phụ huynh tập trung vào một ngày cũng không tạo ra số tiền quá lớn. Chỉ đơn giản nó đã là một tập quán lâu năm, bây giờ kể cả thu nhập của thầy cô có viên mãn rồi, trừ khi đóng cửa “đi trốn” vào ngày này, thì khi phụ huynh đến cũng không thể nào cứ đẩy đi đẩy lại cái phong bì trên bàn.

Một cô giáo có thâm niên 15 năm trong nghề chia sẻ với tôi: Mỗi khi phụ huynh đến với phong bì, người thì để trong túi quà nho nhỏ, người thì để thẳng phong bì trên bàn nhưng tất thảy đều chung một cách nói đại ý: Chút quà cảm ơn cô đã quan tâm đến cháu, cô đừng suy nghĩ. Phụ huynh sẽ nằn nì bằng được. Rất mệt mỏi. Để khỏi mệt, cô đành tặc lưỡi nhận và rồi lại rơi vào những khủng hoảng giá trị khác.



Tôi sẽ gọi đó là “mâu thuẫn phong bì”, bởi vì ở đây, người đưa tin rằng trách nhiệm tạo ra cái văn hóa phong bì là của kẻ nhận, còn người nhận thì một mực nói rằng tôi cũng khó xử, trách nhiệm đầu tiên phải là của cái ông chìa nó ra. Chuyện xin-cho này khó rạch ròi như chuyện gà có trước hay trứng có trước.

Trong “mâu thuẫn phong bì”, không phải lúc nào người nhận và kẻ đưa cũng cảm thấy thoải mái. Nhưng bởi vì ai cũng tin rằng trách nhiệm tạo ra thứ văn hóa ấy là của phía bên kia nên nó cứ được duy trì theo một quán tính kiên định.

Ở hai phía phong bì, đôi bên cùng chấp nhận một cơ chế xin-cho mà họ hiểu rằng có thể sẽ hại mình. Phụ huynh thì gián tiếp dạy con về sự thiếu trung thực. Thầy cô thì tự làm tổn thương lòng tự trọng và làm thu hẹp thị trường giáo dục của chính mình.

Ở hai phía phong bì, cả hai bàn tay yếu ớt đều bị chi phối bởi một áp lực vô hình từ chính cái phong bì. Và đó không chỉ là vấn đề của ngày 20/11 hay của nghề giáo.

Nhưng thỉnh thoảng, cũng có những người sẵn sàng hành động chống lại áp lực vô hình đó. Mùa 20/11 này, nổi lên câu chuyện của trường THPT Anhxtanh ở Hà Nội, nơi mà các thầy chỉ nhận “phong bì gạo” - nghĩa là thay vì hoa và phong bì theo kiểu truyền thống, các em học sinh và phụ huynh sẽ đem gạo đến trường, để quyên góp cho người nghèo. Nói như thầy hiệu trưởng Đào Tuấn Đạt: “Vì hoa sẽ tàn mà xã hội còn nhiều người khó khăn”.

Thầy Đạt giải thích cơ chế phản ứng trong trường hợp này: nếu tôi truyền cho các em cảm hứng từ việc làm từ thiện, thì chính các em sẽ “giáo dục lại” (thầy dùng nguyên văn từ này) cha mẹ về văn hóa quà biếu. Trong một hoạt động có ý nghĩa như thế, chính các em sẽ phản ứng, sẽ cảm thấy xấu hổ với bạn bè và thầy cô nếu cha mẹ muốn duy trì “phong bì”, và ngăn chặn phụ huynh.

Thầy Đạt cũng thừa nhận với tôi rằng nếu đã để phụ huynh đến nhà cầm theo phong bì, thì cũng khó mà đẩy đi đẩy lại được, chỉ có nhận thôi. Và các thầy đã hóa giải điều khó nói đó bằng cách triệt tiêu cái phong bì ngay từ trong ý tưởng.

Điều quan trọng của câu chuyện trường Anhxtanh, không phải là bao nhiêu tấn gạo đã được quyên góp, mà là ở hai phía phong bì, đã có một phía quyết định rằng mình sẽ phải hành động để thoát khỏi sự chi phối của nó.

Ở hai phía phong bì, nếu như không phía nào tin rằng trách nhiệm thuộc về mình, thỏa hiệp và đổ lỗi cho bên kia, thì phong bì sẽ vẫn là một tập quán không thể gọi là văn hóa.

Đức Hoàng

Sách Luật in hình diễn viên hài Công Lý

Sách Luật Dân Sự của đất nước mà lại in hình diễn viên hài đứng trên quả địa cầu, mặc quần xà lỏn mặc cười toe toét. Sự thiếu sót kỳ cục, một cuốn sách có độ trang nghiêm như Luật như thế mà để cái hình không thế chấp nhận được, rồi còn đã in ra hàng ngàn cuốn nữa. Một sự thiếu sót khá buồn cười.


Theo Vnexpress:

Sách luật gây phản cảm vì in hình diễn viên Công Lý lên bìa
Cuốn sách "Bộ luật dân sự và văn bản hướng dẫn thi hành 2014", in hình nam diễn viên hài trên trang bìa, đã bị thu hồi từ vài tháng trước. 
Cuốn sách Bộ luật dân sự và văn bản hướng dẫn thi hành 2014 do Nhà xuất bản Lao động - Xã hội in 1.000 cuốn. Ảnh bìa của cuốn sách chụp một người thật, hai tay cầm hai cán cân và đứng trên một quả cầu lửa, trên người chỉ mặc chiếc quần lót. Ảnh được cho là cắt ghép cẩu thả, lấy khuôn mặt của diễn viên Công Lý ghép vào thân hình nào đó. 

Bìa sách gây ra nhiều phán đoán về ý tưởng. Có người cho rằng, những người thực hiện muốn mô phỏng hình tượng thần Công lý. Cũng có ý kiến nhận định, bìa sách xuất phát từ cách nói hài hước phổ biến trong dân chúng rằng, công lý chỉ là tên một diễn viên hài. Tuy nhiên, dù được hiểu theo cách này hay cách khác, hình ảnh này vẫn bị đánh giá là không phù hợp với nội dung cuốn sách và đặc trưng của ngành tư pháp. 
Ông Nguyễn Hoàng Cầm, Giám đốc NXB Lao động - Xã hội, cho hay cuốn sách này do chi nhánh nhà xuất bản ở TP HCM thực hiện, nên ông đang chờ báo cáo của lãnh đạo chi nhánh phía Nam. 
Trả lời VnExpress sáng 17/11, ông Nguyễn Huy Chánh - Trưởng đại diện Nhà xuất bản Lao động - Xã hội tại TP HCM cho biết, cuốn sách đã có lệnh thu hồi từ cách đây mấy tháng. Sách in 1.000 cuốn và đã cho thu hồi gần hết. Hiện tại, nhà xuất bản tiếp tục cho người đi rà soát, nếu còn cuốn nào sót sẽ tiếp tục thu hồi. 
Diễn viên Công Lý chia sẻ anh chưa xem tận mắt cuốn sách mà chỉ biết sự việc thông qua báo chí. Công Lý nhận định, việc Nhà xuất bản Lao động - Xã hội đã làm chưa bàn đến đúng sai, tốt xấu nhưng đã phạm luật. Bởi nhà xuất bản chưa hề hỏi ý kiến của anh đã tùy tiện sử dụng hình ảnh anh lên bìa sách. Công Lý cũng nói nếu nhà xuất bản chỉ thu hồi sách, họ sẽ cần nói chuyện nghiêm túc với anh, vì việc làm tùy tiện của họ làm xấu hình ảnh anh trong mắt công chúng.
Y Nguyên


Ba ngày sau một cuốn sách hướng dẫn luật lại bị phát hiện in sai phạm khi để hình minh họa gây hiểu nhầm.

Ngoài cuốn sách luật in bìa nghệ sĩ Công Lý, NXB Lao động - Xã hội còn bị phạt vì cuốn "Bộ luật Hình sự và văn bản hướng dẫn thi hành 2014" 
Sau khi có thông tin về sai phạm của cuốn sách Bộ luật Dân sự và văn bản hướng dẫn thi hành 2014, Cục Xuất bản đã rà soát hàng loạt sách của NXB Lao động - Xã hội và phát hiện cuốn Bộ luật Hình sự và văn bản hướng dẫn thi hành 2014 cũng mắc nhiều lỗi. Trên bìa sách in hình hai đĩa cân, một bên để chiếc đồng hồ, một bên để một xấp tiền ngoại tệ. 
Sách "Bộ luật Hình sự và văn bản hướng dẫn thi hành 2014".
Ngày 17/11, Cục đã ra văn bản yêu cầu đình chỉ phát hành cuốn sách với lý do: bìa của cuốn sách sử dụng hình ảnh minh họa không phù hợp với nội dung cuốn sách, dễ gây suy diễn, không có lợi cho bạn đọc. 
Ngày 19/11, Cục đưa ra quyết định xử phạt NXB Lao động - Xã hội đối với những sai phạm khi xuất bản cuốn sách. Cụ thể, sách đã xúc phạm uy tín của cơ quan ban hành Bộ luật Hình sự bằng việc thể hiện hình ảnh trên bìa cuốn sách. Lỗi này bị phạt 60 triệu đồng. 
Cuốn sách cũng thông tin sai sự thật, gây hiểu lầm về thời gian ban hành Bộ luật Hình sự và Văn bản hướng dẫn thi hành. Nội dung sách không có văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Hình sự. Với sai sót này, nhà xuất bản đã xâm hại quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan ban hành Bộ luật Hình sự, bị phạt 60 triệu đồng. 
Khi thực hiện cuốn sách, nhà xuất bản ghi không đúng, không đủ thông tin phải ghi trên cuốn sách như Điều 27 Luật Xuất bản quy định, lỗi này bị phạt thêm 4 triệu đồng, nâng tổng số tiền nộp phạt của cuốn sách lên 124 triệu đồng. 
Cũng trong ngày 19/11, Cục quyết đinh phạt hành chính với NXB Lao động - Xã hội 128 triệu đồng vì sai phạm trong cuốn sách Bộ luật Dân sự và Văn bản hướng dẫn thi hành. Như vậy tổng số tiền phạt mà NXB phải chịu với hai cuốn sách sai phạm là 252 triệu đồng.
Sau khi xử phạt hành chính, Cục sẽ làm rõ trách nhiệm của những người liên quan, đồng thời xem xét để xử phạt đối tác liên kết xuất bản. 
Lam Thu

Bạn có suy nghĩ gì về những sự vụ sai phạm đó. Cũng may nó được phát hiện kịp thời.

Friday, November 21, 2014

Công Phượng 19 tuổi hay 21 tuổi

Những ngày gần đây cư dân mạng nổi lên phong trào phản đối VTV về vụ Chương trình Chuyển Động 24H cử hàng chục phóng viên đi điều tra xem Công Phượng sinh năm 93 hay 95. 
Hàng loạt bài báo nói về Công Phượng gian lận tuổi, đi tìm câu trả lời năm sinh Công Phượng… sau chương trình Chuyển Động 24h phát sóng ngày… VTV đã làm vài số liên tiếp chỉ để nói về Công Phượng bao nhiêu tuổi.
Thật hài hước. Khi một nhà đài quốc gia lại đi làm một chuyện cực kỳ ngớ ngẩn, họ xác định xem Công Phượng 93 hay 95 để làm gì? Cái chuyện một thằng bé thích đá banh, đá hay nên được chọn vô đội tuyển đá nhiều giải lớn hơn cho quốc gia, thế mà cũng bị bới móc kinh khủng, dù rằng giấy khai sinh của em là sinh năm 1995 do CA  tỉnh XYZ cấp (hợp lệ).
Hàng trăm tờ báo mạng ăn theo phong trào này nhằm hút view kéo user. Thế là 24h cũng chơi một trò quảng cáo cho nó để hút view.


Rồi những sự việc liên quan như mộ anh trai của công phượng, bố mẹ công phượng…
Toàn bộ đời tư của công phượng đã được VTV show ra trong chuyển động 24h. Và nó đã khiến lượng tìm kiếm từ "Công Phượng" lên hơn +10.000 lần trong ngày.



Một luồng ý kiến chế giễu VTV bằng những câu hỏi như
Công Phượng, Công Nợ bạn quan tâm điều gì?
Công Nợ là gì? Sao VTV không cử người đi điều tra sao nước ta nợ nhiều đến thế?
Tiêu cực, tham nhũng… đủ điều không làm mà đi làm cái chuyện mà dân chúng cho làm nhảm nhí.
Một lần nữa tôi cũng không biết VTV có chiêu trò gì? Đây là hình thức PR… hay sự rảnh rỗi và kém tài của phóng viên, nhà đài.

Thế rồi sao? Vài ngày nữa, Phòng Tư Pháp lại chứng thực Công Phượng sinh năm 1995.


Các video chế thú vị về Công Phượng sau sự kiện "Công Phượng sinh năm bao nhiêu?"

Chắc Công Phượng sẽ buồn


Công Phượng, kenny sang và hang Sơn Đòong

của Dưa Leo, bạn tìm trên youtube nhé
https://www.youtube.com/watch?v=DuUuDrSgE78

Thursday, November 20, 2014

VTV gây bức xúc từ câu chuyện “Nhặt xương cho thầy”

Báo tuổi trẻ nói gì về video "Nhặt Xương Cho Thầy" của VTV
TTO - Tối 19-11, trong khi thầy trò cả nước nhộn nhịp kỉ niệm Ngày nhà giáo thì chương trình "Quà tặng cuộc sống" của VTV3 phát câu chuyện "Nhặt xương cho thầy" khiến nhiều nhà giáo bức xúc.
Chương trình "Quà tặng cuộc sống" phát trên sóng VTV3 lúc 22g20 đã phát một câu chuyện có tên "Nhặt xương cho thầy" khiến nhiều nhà giáo bức xúc. 
Chuyện kể về một gia đình muốn kiếm thầy dạy tư cho con nên đã mời một thầy giáo đến nhà, đãi cơm thịnh soạn. Vì giữ ý với phụ huynh, ông thầy vờ từ chối thức ăn do cha, mẹ của trò gắp cho, không ngờ bố mẹ cậu bé tưởng thật nên không mời nữa. 
Ông thầy rất ấm ức nên nghĩ kế yêu cầu được sắp cơm ăn riêng với trò. Khi chỉ có hai thầy trò, ông thầy ăn hết phần cá, thịt, cậu học trò chỉ được thầy gắp cho vào bát những chiếc xương gà, xương cá. 
Hết thời gian dạy học, thầy trò chào nhau. Cậu học trò chúc thầy thọ 100 tuổi còn mình sẽ thọ 101 tuổi,  “để thu gom xương cho thầy ". 
Theo một cô giáo dạy Văn ở Hà Nội, mảng truyện cười dân gian phê phán thầy dốt, tham ăn được nhiều thế hệ Việt Nam biết đến và các thầy, cô cũng có đưa vào trong chương trình cho học sinh đọc thêm. 
Tuy nhiên việc đưa vào chương trình đều đi kèm với sự phân tích, giảng giải của thầy, cô giáo để các em học sinh hiểu giá trị của mảng truyện này, những mặt trái cần phê phán bên cạnh mặt tích cực cần được tôn vinh của người thầy. 
Nhưng việc VTV đưa một "Bài học cuộc sống" chỉ vỏn vẹn là chuyện người thầy tham ăn, tính toán để ăn tranh phần của học trò vào đúng dịp nhạy cảm "tôn vinh thầy cô giáo" khiến cho người xem nhìn người thầy chỉ với hình ảnh méo mó, xấu xa, độc ác. 
PGS Văn Như Cương, trường THPT Lương Thế Vinh, cũng tỏ ra ngạc nhiên khi biết VTV chọn đưa câu chuyện này đúng vào dịp kỉ niệm ngày Ngày giáo Việt Nam. 
“Chuyện các ông đồ xưa vì nghèo khó mà tham ăn được đưa vào truyện cười có ý phê phán nhẹ nhàng. Ví như chuyện thầy muốn liếm đĩa thức ăn thì hỏi học sinh chữ “nhất” thế nào, chữ “nhị” thế nào… đồng thời với hành vi “liếm đĩa”. Người VN thế hệ trước ai cũng biết những chuyện tương tự. Ngày nay có thể cũng có những ông thầy chưa chuẩn mực đối với học trò cần phê phán. Nhưng nên là lúc khác, cách thể hiện khác. Việc đưa câu chuyện phản ánh về hình ảnh rất xấu của người thầy vào dịp cần “ tôn vinh người thầy” là việc khó hiểu. Xét ở khía cạnh giáo dục học sinh thì càng không nên”- PGS Cương nhận xét. 
Thầy giáo Ngô Văn Điệp, nguyên giáo viên trường THPT Tây Hồ-Hà Nội cũng có cùng suy nghĩ: “Đây  là một cách làm thể hiện sự cẩu thả của người biên tập, duyệt chương trình, thậm chí ác ý đối với nhà giáo. Là một nhà giáo, tôi thấy ngậm ngùi khi nhiều người lớn có hiểu biết còn không biết cách tôn trọng thầy, cô giáo thì làm sao giáo dục được con trẻ việc này”. 
Chia sẻ về câu chuyện "Nhặt xương cho thầy", chị Nguyễn Thị Hiếu, cán bộ ngành Ngân hàng có con đang học tiểu học, cho biết: “Con tôi rất thích chương trình "Bài học cuộc sống" trên sóng VTV. Xét một cách công bằng, có nhiều "Bài học cuộc sống" có ý nghĩa sâu sắc, ngắn gọn, hình ảnh sinh động. Vì thế nhiều phụ huynh đều khuyến khích con xem. Nhưng chương trình tối 19-11 thì khiến tôi thấy sốc luôn. Tôi cứ nghĩ mãi liệu VTV có sơ hở gì ở khâu kiểm duyệt không hay đây là chủ ý của nhà đài? Nếu là chủ ý thì thật đáng buồn.".


Nguồn: http://tuoitre.vn/tin/giao-duc/20141120/nhat-xuong-cho-thay/674355.html

Video được đăng ngay trong ngày Lễ 20 tháng 11. Ngày mà mọi học sinh, sinh viên, giáo viên và tất cả mọi người tôn vinh thầy cô. Thì VTV lại làm một video phản cảm. Không biết đây là ý gì?

Youtube phát lên đã có hàng trăm ngàn lượt xem sau 1 ngày. Và tỉ lệ comment nhận xét không tốt về VTV cũng nhiều hơn hẳn. Rồi tỉ lệ unlike cũng vượt xa like. Còn tại trang chủ của Tuổi Trẻ thì đã gần 200 comment nói không tốt về VTV rồi.

Hàng trăm báo mạng cũng đưa tin nhan nhản. Thanh Niên, Vietnamnet, yahoo, vietnmaplus .... không bài viết nào lại nói video này của VTV là video có tính giáo dục cả.

VTV đang có chiêu trò gì thì không biết, nhưng marketing kiểu này thật phản cảm.